Monday, September 19, 2016

3 dự án bất động sản lớn chết theo ông Trịnh Xuân Thanh


Từng ôm  tham vọng xây dựng toà tháp cao nhất Việt Nam hay những công trình trọng điểm khác nhưng PVC phải liên tục rút lui vì nhiều tai tiếng.
Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh không chỉ thua lỗ hơn 3.300 tỷ đồng mà còn dẫn đến nhiều hệ luỵ cho các bất động sản mà công ty đã và đang đầu tư. Cùng điểm qua 3 dự án bất động sản lớn mà PVC phải buộc lòng thoái vốn dưới sự điều hành của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận.
1.Mỹ Đình Pearl
Đầu năm 2010, Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam cùng 4 cổ đông khác đã thành lập Công ty Bất động sản Dầu khí Việt Nam (PV-SSG) với mục đích triển khai đầu tư, xây dựng các dự án bất động sản cao cấp. PV-SSG là chủ đầu tư dự án Tổ hợp văn phòng cho thuê, khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp với tên gọi Mỹ Đình Pearl.
Tọa lạc trên khu đất có tổng diện tích 3,8 ha tại Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội), dự án bao gồm 2 tòa căn hộ chung cư (tổng cộng 666 căn) thuộc phân khúc cao cấp, một khách sạn 5 sao có hơn 500 phòng và một khối Văn phòng hạng A.
Sau khi thành lập, công ty này bắt đầu huy động vốn từ các cổ đông, tiền góp tăng theo tỷ lệ cam kết để đạt được số vốn 800 tỷ đồng. Tuy nhiên theo số liệu gần đây nhất, số vốn thực góp được công bố mới chỉ đạt 390 tỷ. Giữa năm ngoái, PVC đã phải bán cổ phần trong khi dự án hiện chưa được triển khai.
2.Dự án toà tháp cao nhất Việt Nam
Cũng trong năm 2010, tổ hợp Tháp Dầu khí - PVN Tower (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) được phê duyệt với chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, sau gần 2 năm nằm bàn giấy, dự án đã được chuyển giao lại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Nằm trên khu đất có diện tích 65.000m2, công trình có một tòa tháp 102 tầng cao 528m (cao nhất Việt Nam và thứ 2 châu Á khi đó), bao gồm khối văn phòng hạng A, khách sạn 6 sao,căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại dịch vụ... với tổng mức đầu tư trên dưới một tỷ USD. Dự án sau đó được điều chỉnh độ cao xuống chỉ còn 79 tầng, với tổng mức đầu tư hơn 600 triệu USD. 

nhung-du-an-bat-dong-san-sa-lay-cua-pvc
Dự án tháp dầu khí hiện đã được chuyển giao cho chủ đầu tư khác.

Để chuẩn bị cho siêu dự án này, PVC đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Năm 2011, PVC còn tổ chức hẳn một cuộc thi tuyển thiết kế phương án kiến trúc. PVC cũng ký hợp đồng tư vấn thiết kế và tiến hành lập dự án đầu tư với Công ty Pelli Clarke Pelli Architects (Mỹ).
Dù đã tiêu tốn không ít tiền của nhưng sau hơn 3 năm tiếp quản, PVC cũng không thể triển khai tiếp dự án. Đến năm 2015, dự án này lại tiếp tục được chuyển giao cho chủ đầu tư khác. 
3.PetroVietnam Landmark
Là dự án vướng nhiều tai tiếng nhất của Công ty cổ phần Bất động sản Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC Land - đơn vị thành viên của PVC từ năm 2010), PetroVietnam Landmark là tổ hợp công trình căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng được tiến hành xây dựng tại Tiểu khu 7, Khu đô thị An Phú, quận 2, TP HCM. Công trình có tổng cộng hơn 400 căn hộ chung cư.

nhung-du-an-bat-dong-san-sa-lay-cua-pvc-1
Dự án PetroVietnam Landmark bị nhiều khách hàng cũng như đối tác khởi kiện do bán nhà trái luật, giao nhà không đúng cam kết... Ảnh: Vũ Lê
Không ít lần các lãnh đạo của PVC-land phải hầu toà do bị cáo buộc với hàng loạt các sai phạm như huy động vốn sai quy định, bán nhà trong khi chưa xây xong phần móng, nhiều lần vi phạm thời gian bào giao nhà. Nhiều khách hàng đã mua dự án PetroVietnam Landmark vì quá bức xúc đã nhiều lần treo bảng đòi nhà hay vây trụ sở của chủ đầu tư để yêu cầu đưa ra thời gian bàn giao nhà chính xác, nhưng đều bị công ty này thất hứa.
Theo báo cáo tài chính của PVC năm 2015, các đơn vị kinh doanh bất động sản, dịch vụ khách sạn trực thuộc công ty đã gây ra khoản lỗ hàng trăm tỷ, như PVC- Đông Đô lỗ 18,23 tỷ đồng, PVC- Thái Bình lỗ hơn 19 tỷ đồng, hay PVC land lỗ hơn 28 tỷ đồng.

No comments:

Post a Comment