Năm 2017: Nhà giá rẻ sẽ cạnh tranh trên cả phương diện khác chứ không chỉ ở giá bán

Nguồn cung trên thị trường hạn chế tạo ra nhiều cơ hội mới , nhưng nhà giá rẻ đang đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản trị chất lượng dự án, triển khai hạ tầng...


Một trong những bất động sản giá rẻ trên thị trường hiện nay

Một thời dễ sống

BĐS Hà Nội lần đầu tiên có một dự án được bán với giá 10 triệu đồng một m2 của Tập đoàn Mường Thanh vào giữa năm 2012. Hàng trăm căn đã được bán sau vài ngày, dù cho lúc đó thị trường đang khủng hoảng, nhiều dự án khác người mua hầu như không có. Kế thừa điều đó, doanh nghiệp này đã liên tiếp thành công với nhiều dự án khác trong cùng phân khúc. Thậm chí, các dự án nhà giá rẻ của đơn vị này đã trở thành cứu cánh đối với nhiều sàn BĐS thời điểm đó. Giá chênh lệch trên thị trường được đẩy lên hàng trăm triệu mỗi căn.

Đa số chủ đầu tư đều không mặn mà với phân khúc này (chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu) nên lâu nay khi các dự án giá rẻ được tung ra thị trường thường tạo nên cơn sốt giá hoặc thanh khoản. Người mua xếp hàng, giá chênh lệch lên tới hàng trăm triệu hay làm hồ sơ ảo để có thể mua nhà ở xã hội rồi kiếm chênh lệch... diễn ra khá phổ biến trên thị trường.

Xu thế giá rẻ của tương lai

Ngược lại từ 2 năm trở về đây, dự án bắt đầu có những hạn chế và tồn động ở công tác phòng cháy chữa cháy, chất lượng công trình, hạ tầng tiện ích kém, xây vượt tầng,... đã làm mất niệm tin của khách hàng vào phân khúc này và thanh khoản chậm hơn. Gần đây, một số dự án còn bị điều tra khi xây dựng không phép, không đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản, xây quá chiều cao quy định... Rất nhiều dự án xa trung tâm và yếu kém về tiện ích thì thậm chí ế ngay khi mở bán lần đầu khiến dự án nhiều năm sau vẫn không thể hoàn thành.

Nhưng một số đại gia BĐS như Vingroup, FLC, Him Lam... gần đây đã công bố việc sẽ tham gia vào phân khúc thấp và đây chính là một đòn trực diện vào thị trường BĐS, khiến cuộc chiến càng trở nên căng thẳng. So với những năm trước nhà ở giá rẻ chỉ có sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước và một vài doanh nghiệp tư nhân.

Cơ hội này sẽ làm thị trường BĐS sẽ minh bạch hơn, người mua sẽ được tiếp cận sản phẩm sát giá thành nhất, giảm thiểu giá chênh từ trung gian và giới đầu cơ. Ngược lại, những doanh nghiệp đang đầu tư vào phân khúc nhà giá rẻ sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh lớn mà buộc phải thay đổi quan niệm đầu tư, cách triển khai.

Thời gian tới, trong bối cảnh nguồn cầu lớn, đầu tư vào phân khúc này sẽ chẳng dể dàng như trước. Đó là lý do nhiều chủ đầu tư gần đây đã "chịu chơi" khi chi hàng chục tỷ triển khai hạng mục tiện ích mà trước đây phần lớn chỉ có ở những dự án cao cấp làm cho sự sàng lọc của thị trường sẽ ngày càng khốc liệt hơn.

Yếu tố cạnh tranh càng lớn buộc các doanh nghiệp phải cân đối để tồn tại và phát triển. Nếu một sản phẩm giá rẻ 800 triệu đồng nhưng chất lượng kém thì khách hàng sẵn sàng chi thêm tiền để mua nhà chất lượng tốt hơn vì đó là tổ ấm tương lai của họ.

Share on Google Plus

About lyanhnhan

0 comments:

Post a Comment